Chương trình

Programme
Ngoại giao
Thể thao
Kinh tế
Thể thao
Thể thao
360
Bóng đá
Môn thể thao vua tại Việt Nam

Ngoại giao thể thao

Với khả năng vượt qua các rào cản giai cấp, kinh tế, xã hội và ranh giới địa lý, thể thao là công cụ có khả năng thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và đối thoại quốc tế. Trong nhiều bối cảnh địa lý, văn hóa và chính trị khác nhau, thể thao có ảnh hưởng đáng kể trong việc hỗ trợ các cộng đồng và quốc gia hội nhập xã hội và tiến bộ kinh tế. Thể thao là công cụ ngoại giao công chúng do có thể kết nối giữa con người với con người, và giữa quốc gia với quốc gia.

Thế vận hội Olympic là ví dụ đầu tiên và điển hình nhất về ngoại giao thể thao. Từ khi Thế vận hội Olympic được tổ chức lần đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại, đã có Thỏa thuận ngừng bắn trong dịp Olympic, nhằm đảm bảo an toàn cho các vận động viên và khán giả. Truyền thống này khuyến khích nhân loại gạt bỏ sự khác biệt và hợp tác với nhau trên phạm vi quốc tế.

Trong năm 2014-2019, Cao ủy về Giáo dục, Văn hóa, Thanh niên và Thể thao của Liên minh Châu Âu (EU) đã đánh giá tiềm năng của thể thao trong hoạt động ngoại giao của EU là: “Thể thao có thể và nên đóng nhiều vai trò trong quan hệ đối ngoại của EU: là nhân tố đối ngoại trong chương trình hỗ trợ, là nhân tố đối thoại với các nước đối tác, với tư cách là yếu tố hỗ trợ cho các mối quan hệ của EU và các quốc gia thành viên và với thế giới, và là một phần trong chính sách ngoại giao của EU.”

Tại Úc, năm 2019, Chính phủ Úc đã khởi động sáng kiến ​​Ngoại giao Thể thao 2030, nêu rõ: “Tầm nhìn Ngoại giao Thể thao 2030 dự báo sẽ có ​​sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức thể thao, ngành công nghiệp và chính phủ Úc, để tận dụng tài năng trong lĩnh vực thể thao của quốc gia theo cách nâng cao ảnh hưởng và danh tiếng của Úc và thúc đẩy tiến bộ vì lợi ích quốc gia.”

Thời gian Chủ đề Diễn giả
8.55-9.05 Ngoại giao thể thao Việt Nam Bà Lê Thị Hoàng Yến – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thể dục Thể thao
9.05-9.15 Hợp tác phát triển thể thao Việt Nam – Hungary Ông Aron Balazs, Tham tán Văn hoá giáo dục, Đại sứ quán Hungary
9.15-9.45 Thảo luận nhóm, Q&A

  • Bà Lê Thị Hoàng Yến
  • Ông Aron Balazs
  • Ông Adrian Socaciu – Chủ tịch Học viện Thể thao Rumani
  • TS Silvio Vecchione, Lãnh sự Việt Nam tại Napoli
Dẫn chương trình: TS Mạch Lê Thu – WLS
9.45-10.15 Uống trà – Giao lưu

Kinh tế thể thao

Phiên thảo luận sẽ góp phần phân tích mức độ tác động qua lại giữa kinh tế và thể thao, đánh giá tác động của các chính sách của nhà nước, tổ chức thể thao, liên đoàn và câu lạc bộ đối với sự phát triển của các môn thể thao, các đội, vận động viên, từ đó đưa ra các giải pháp và chính sách khả thi, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Những vấn đề đặt ra trong phiên thảo luận về kinh tế thể thao bao gồm đánh giá và đầu tư thể thao, định giá hợp đồng vận động viên và huấn luyện viên, các chiến lược tiếp thị và tài trợ thể thao, các biện pháp đo lường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thể thao, thu hút người hâm mộ, chiến lược quảng bá địa điểm và thu hút khách du lịch qua các hoạt động thể thao quy mô lớn.

Thời gian Chủ đề Diễn giả
10.15-10.25 Hoạt động thương mại tại AS Roma Ông Andrea Caloro – Cựu Giám đốc Thương mại AS Roma
10.25-10.35 Sự kiện thể thao thu hút khách du lịch: số liệu thực tế từ Ryder Cup Ông Riccardo Tirotti – Giám đốc Kinh doanh, Marco Simone Golf & Country Club Spa
10.35-11.15 Thảo luận nhóm 1, Q&A

  • Ông Nguyễn Hồng Minh – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thể dục Thể thao
  • Ông Andrea Caloro
  • Ông Riccardo Tirotti
  • Ông Julien Bastien – Phụ trách khu vực châu Âu, Powerboat P1 Management Ltd
  • Bà Diana Lomota – Giám đốc Marketing, Red Bull Romaniacs
Dẫn chương trình 1: Dr. Mark Finn, Đại học Swinburne Úc
11.15-12.00 Thảo luận nhóm 2: Q&A

  • Ông Walter Sciacca – CEO Sciacca International Projects
  • Ông Christian Devaux – CEO World Chase Tag
  • Ông Tần Lê Minh – Chánh Văn phòng, Tổng cục Thể dục Thể thao
  • Giáo sư Tiến sĩ Lâm Quang Thành – Trưởng Ban giáo dục, Ủy Ban Olympic Việt Nam
  • Ông Nguyễn Xuân Cường – Chủ tịch Hội thể thao điện tử và giải trí Việt Nam
Dẫn chương trình 2: Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Viện Kinh tế Thể thao
12.00-12.15 Ký thoả thuận hợp tác WLS, World Chase Tag, Romania Sports Institute: gymnastic and fencing, PowerBoat P1, Red Bull Romaniacs, PFC Pillow Fighting (virtually), S1 SuperMoto
12.05-13.30 Ăn trưa – Giao lưu

Thể thao 360

Thể thao giúp mọi người kết nối với nhau, tạo ra cộng đồng an toàn hơn, và làm cho con người khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Thể thao gián tiếp làm giảm chi phí điều trị các vấn đề sức khỏe và ngăn chặn các tệ nạn xã hội. 

Cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn, lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn và an toàn hơn thông qua thể thao và các hoạt động thể chất. Các sự kiện thể thao củng cố mối quan hệ giữa các cộng đồng, các quốc gia, thúc đẩy lý tưởng chung về công lý, lòng vị tha và niềm hy vọng.

Trong thế giới ngày nay, thể thao là ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la, có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế khu vực. Trong phạm vi rộng hơn, kinh tế học thể thao bao gồm hàng hóa và dịch vụ thể thao, chẳng hạn như phương tiện thể thao và quảng cáo, tiếp thị, tài trợ, v.v. Kinh tế thể thao tạo ra hàng triệu việc làm trên toàn cầu cho tất cả mọi người từ các nhà cung cấp đến nhân viên trong các doanh nghiệp, từ nhân viên văn phòng đến vận động viên, huấn luyện viên và trọng tài.

Ở Việt Nam, với sự tham gia nhiều hơn của các khu vực và thành phần, thể thao phát triển từ một dịch vụ giải trí công thành một ngành công nghiệp chuyên nghiệp.

Thời gian Chủ đề Diễn giả
13.30-13.45 Truyền thông và Đua xe thể thao: Thúc đẩy sự tham gia của Fan hâm mộ Tiến sĩ Mark Finn, Đại học Swinburne Úc
13.45-14.00 Tiền điện tử trong Thể thao Ông Raymond Maiorescu, Ocean Protocol
14.00-15.00 Thảo luận nhóm, Q&A

  • Ông Trần Văn Mạnh, Thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam
  • Tiến sĩ Mark Finn
  • Ông Raymond Maiorescu
  • Ông Greig Craft, Ông Greig Craft, Chủ tịch Liên đoàn ô tô quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (AAVN-FIA)
Dẫn chương trình: Ông Adrian Socaciu – Chủ tịch Học viện Thể thao Rumani
15.00-15.30 Uống trà – Giao lưu

Bóng đá – Môn thể thao vua tại Việt Nam

Bóng đá được chơi và thi đấu ở mọi quốc gia trên thế giới, và đó là môn thể thao vua ở Việt Nam. Trong số 7 tỷ người trên Trái đất, có hơn 6 tỷ người hâm mộ bóng đá. Tuy nguyên tắc cốt lõi của bóng đá là cạnh tranh khốc liệt nhưng bóng đá có thể mang mọi người, mọi tầng lớp, đến gần nhau. Ngoài cảm giác hồi hộp, không khí sôi động, khả năng tư duy sắc sảo và khả năng hành động khéo léo mà chúng ta chứng kiến ​​trên sân, bóng đá có ảnh hưởng tích cực đến các nền kinh tế bằng cách tạo ra cơ hội việc làm cho tất cả mọi người, từ cầu thủ đến quản lý đội bóng, nhân viên hỗ trợ, đại lý và các tổ chức quản lý.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) được thành lập ​​năm 1961, chính thức hoạt động từ năm 1964. Tính đến năm 2022, VFF có 22 chi hội địa phương, 12 CLB V-League, 13 CLB hạng Nhất, 11 CLB hạng Nhì, 7 CLB nữ và 9 câu lạc bộ bóng đá trong nhà. Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đã giành được một số huy chương cấp khu vực và đang nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ tham dự Cúp bóng đá Thế giới. Một số cầu thủ bóng đá Việt Nam hiện đang theo đuổi con đường sự nghiệp chuyên nghiệp ở châu Âu và Đông Bắc Á. Các triệu phú Việt Nam cũng đầu tư vào bóng đá. Môn thể thao này đã trở thành một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ với sự tham gia tích cực của các thương hiệu lớn, nhà quảng cáo và người hâm mộ từ mọi tầng lớp xã hội.

Thời gian Chủ đề Diễn giả
15.30-15.45 Phát triển bóng đá ở Việt Nam Bà  Mỹ Dung – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bóng đá PVF
15.45-16.00 Chiến lược đầu tư trong bóng đá Ông Gianluca Cambareri, Phụ trách mua luật và kinh doanh thể thao, Tonucci & Partners
16.00-16.45 Thảo luận nhóm, Q&A

  • Bà Mỹ Dung
  • Ông Gianluca Cambareri
  • Bà Lê Thùy Trang, GĐ Trung tâm bản quyền và hợp tác chương trình FPT Play
  • Ông Ivan Codina, Đại diện giải bóng đá vô địch quốc gia Tây Ban Nha (La Liga), văn phòng Singapore
  • Ông Lê Hoài Anh – Cựu Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá
Dẫn chương trình: Bà Đỗ Phương Chi – Next Media
16.45-17.00 Phát biểu tổng kết – Bế mạc Đại diện Tổng cục thể dục Thể thao Đại diện WLS